Nội dung chính
Biển ăn mòn là gì?
Làm biển bằng cách ăn mòn thường được ứng dụng với những loại biển bằng kim loại như nhôm, đồng, inox… Ăn mòn là một khái niệm gắn liền với các dung dịch acid. Các loại acid này dùng để ăn mòn nội dung tấm biển (làm cho nội dung khắc xuống bề mặt kim loại) trước khi phủ sơn theo các màu đã được thiết kế. Nội dung ăn mòn thường được tạo trên máy tính, trải qua các bước như cắt decal hay ra phim, trước khi phủ lên bề mặt tấm kim loại. Acid được dội vào, những nội dung sẽ được ăn mòn trên tấm kim loại.
Xem thêm: Ăn mòn kim loại là gì và dịch vụ làm biển ăn mòn kim loại tại Đức Kiên AD
Biển in UV là gì?
In UV là một công nghệ mới trong ngành quảng cáo, xuất hiện trong khoảng 6-7 năm trở lại đây. Nếu so sánh với các công nghệ in ấn khác thì công nghệ này quả đúng là một tân binh. Nhưng thực sự nó đã giúp ích rất nhiều với sự hiện đại, tính ứng dụng đa dạng trong ngành quảng cáo.
Công nghệ in bằng bóng đèn UV cho bản in sắc nét, có thể in được trên dạng cuộn (bạt, decal…) hoặc in dạng phẳng (in trên gỗ, alu, mica, kim loại…). Nó đã giúp giải quyết hầu hết các yếu điểm còn tồn tại trong ngành quảng cáo, khi người ta ngày càng cần làm những loại biển quảng cáo đẳng cấp, sang trọng và hiện đại.
Xem thêm: Vai trò của in ấn trong làm biển quảng cáo
So sánh biển ăn mòn với biển in UV
Thực tế thì đây là 2 loại biển khác nhau hoàn toàn về cách thức triển khai, và chúng bổ sung những khiếm khuyết cho nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Chúng ta đang so sánh biển ăn mòn và biển in UV, như vậy nghĩa là đang so sách các cách thức làm biển bằng kim loại. In UV có thể ứng dụng cho nhiều chất liệu, vật tư quảng cáo khác nhau như decal, bạt hiflex, tấm mica phẳng, tấm alu, fomex, gỗ, gương và đương nhiên là cả kim loại như inox, đồng, nhôm. Còn biển ăn mòn chỉ được áp dụng đối với kim loại mà thôi.
Vậy, biển kim loại ăn mòn và biển kim loại in UV có gì giống và khác nhau?
Chúng giống nhau ở chỗ đều có thể thể hiện nội dung tấm biển, với màu sắc và kích thước theo thiết kế.
Ưu điểm lớn nhất của biển kim loại được in UV là có thể in mọi chi tiết, mọi dạng logo, dù phức tạp hay có dải màu đa dạng. Đó cũng là nhược điểm của biển ăn mòn kim loại. Do được ăn mòn và phủ sơn nên với những logo có màu phức tạp, chúng ta không thể sơn và như thế nghĩa là không thể làm biển theo cách ăn mòn.
Về cách thức triển khai, biển ăn mòn đa phần dựa vào kỹ năng của thợ quảng cáo, nên đôi khi cũng xảy ra các vấn đề như chi tiết không sắc nét, màu sơn bị nhòe hay màu sơn bị sai. Nhưng nếu biển kim loại được in UV, mọi thao tác sẽ được máy móc xử lý và con người chỉ việc căn chỉnh, quan sát. Do đó, sai số khi làm biển in UV như sai màu, màu bị nhòe… là rất thấp.
Nhược điểm của biển in UV trong thời điểm hiện tại vẫn là giá thành tương đối cao so với biển ăn mòn, do các máy in UV có giá thành khá cao. Một nhược điểm nữa của biển in UV, cũng là ưu điểm lớn nhất của biển ăn mòn, chính là độ bền màu. Do biển ăn mòn có các chi tiết được khắc chìm, lớp sơn dày nên rất khó bị bay màu. Còn biển in UV, lớp mực in đươc phủ trên bề mặt kim loại, nên nếu để lâu dài ở ngoài trời, có thể dẫn tới tình trạng bạc màu (điều này ít hay nhiều còn tùy thuộc vào loại máy in, mực in và kỹ năng vận hành máy in của người công nhân đứng máy).
Xem thêm: Làm biển công ty, chọn biển mica hay biển kim loại
Chọn loại biển nào?
Biển kim loại ăn mòn và biển kim loại in UV thường được ứng dụng phổ biến để làm các loại biển công ty, biển phòng ban, biển chỉ dẫn, các loại tem, nhãn mác kim loại…
Khi có nhu cầu làm các loại biển này, việc lựa chọn làm biển theo cách ăn mòn hay in UV sẽ phụ thuộc phần nhiều vào nội dung biển của bạn, ngân sách và cả vấn đề deadline, thời gian hoàn thành. Nếu logo của bạn hoặc các màu sắc của bạn rất phức tạp, các chi tiết nhỏ khó ăn mòn, thời gian gấp gáp, thì in UV là một lựa chọn không thể bỏ qua. Với các loại biển mà bạn cần sử dụng lâu dài ở ngoài trời, thì nên cân nhắc làm biển ăn mòn bởi độ bền của nó, và bạn sẽ phải nghiên cứu kỹ về màu sắc, cách thức thể hiện của biển.
Tóm loại, mỗi một công nghệ triển khai biển bảng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, và bài viết hay hy vọng sẽ cung cấp được đến các Khách hàng những khái niệm cơ bản để bạn có thể lựa chọn một hình thức làm biển phù hợp nhất.
Xem thêm: Dịch vụ làm biển công ty tại Đức Kiên AD