Nội dung chính
Ứng dụng tôn vào làm các loại biển quảng cáo, chỉ dẫn
Tôn là cách gọi của một loại vật liệu kim loại có tên tiếng Anh là tole. Đây là một tấm sắt được cán phẳng với các độ dày khác nhau, để phục vụ cho nhiều mục đích và ứng dụng khác nhau của nó, như làm các chi tiết cơ khí, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, chữ nổi cỡ lớn. Như vậy, hiểu đơn giản nhất thì tôn chính là một tấm sắt.
Tấm tôn là loại vật liệu được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất biển quảng cáo, và đây cũng chính là một trong những loại vật liệu phổ biến nhất. Ưu điểm của nó là dễ dàng hàn, cắt, tạo khối, gia công CNC tạo hình với các loại máy quảng cáo chuyên dụng (như máy laze fiber).
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tấm tôn chính là dùng làm biển chỉ dẫn bằng tôn, chữ nổi cỡ lớn bằng tôn. Tôn có ưu điểm hơn so với các vật liệu như alu, mica là dễ dàng hàn một tấm tôn khổ lớn (mica, alu thường có kích thước cố định là 1220x2440mm). Do đó, tôn được làm biển chỉ dẫn giao thông, chữ nổi trên nóc tòa nhà.
Xem thêm: Chữ nổi trên nóc tòa nhà thường làm bằng gì?
Tấm tôn dày 2ly trở lên dùng để làm những tấm biển cỡ lớn. Biển chỉ dẫn bằng tôn có ưu điểm cứng cáp, dễ gia cố bằng cách hàn kín bằng các máy hàn hồ quang thông thường.
Tấm tôn đen có thể tạo mọi màu sắc bằng cách sơn tĩnh điện cho màu sắc bền, đẹp. Tuy vậy thì đây chính là nhược điểm của tấm tôn. Tấm alu, mica thường có những màu sắc phong phú hơn, sẵn sàng cho các ứng dụng quảng cáo thương hiệu.
Tấm tôn dùng làm mọi loại biển chỉ dẫn, từ biển chỉ dẫn công cộng, biển báo tên đường phố, biển báo giao thông, biển trên đường cao tốc… Các loại biển chỉ dẫn bằng tôn này thường sử dụng decal phản quang để dán lên bề mặt giúp tạo ra mọi loại nội dung (tất nhiên decal sẽ phải cắt vi tính theo thiết kế). Các loại decal phản quang có ưu điểm dày, kết hợp với độ bền của tấm tôn sẽ tạo ra các loại biển báo có độ bền rất cao.
Khối lượng tôn trên một đơn vị diện tích là nặng hơn rất nhiều so với mica hay alumi, fomex, màu sắc lại không đa dạng. Chính vì vậy, tôn ít được ứng dụng để làm mặt dựng biển quảng cáo. Hầu như thị trường có rất ít các biển quảng cáo bằng tôn so với sự phổ biến của biển quảng cáo alu.
Xem thêm: Những vật liệu quảng cáo phổ biến nhất.
Ưu điểm của biển chỉ dẫn bằng tôn
Như đã trình bày, tôn có rất nhiều ưu điểm so với các tấm vật liệu trong ngành biển quảng cáo như alu hay mica. Tất nhiên là nó cũng có một số nhược điểm nhất định. Chính vì vậy, chúng ta thấy rõ sự phân hóa và khác biệt giữa tấm tôn và những tấm vật liệu nhẹ phổ biến: alu, mica, fomex thường dùng làm biển quảng cáo, chữ nổi cỡ nhỏ, còn tấm tôn thường dùng để làm biển báo, biển chỉ dẫn, chữ nổi cỡ lớn.
Ưu điểm lớn của tôn là dễ hàn để tạo ra những tấm tôn khổ lớn. Kích thước phổ biến của tấm tôn thông thường vẫn ngang bằng so với các tấm mica hay alu. Nhưng mica, alu thì không thể hàn. Sau khi hàn các tấm tôn lại với nhau, chúng ta dễ dàng che đi khuyết điểm của vết hàn bằng cách mài phẳng và phủ lên một lớp sơn tĩnh điện. Các vết hàn đã biến mất và đó là một tấm tôn gần như nguyên khối.
Trên thị trường có những bộ chữ nổi cao hàng chục mét, và đó là lúc người ta cần đến tấm tôn, và chỉ có tôn mới có thể được dùng để sản xuất những bộ chữ nổi lớn như vậy.
Ưu điểm nữa của tôn là độ dày phong phú, cứng cáp hơn nhiều so với alu hay mica, giúp các loaoij biển báo, biển chỉ dẫn có được độ bền cao. Nếu tôn được sơn tĩnh điện thì điều này lại càng được khẳng định hơn nữa.
Tại sao biển tôn thường phải sơn tĩnh điện?
Tôn chính là sắt, mà sắt là vật liệu rất dễ bị oxi hóa, không như tấm inox hay các tấm vật liệu từ nhựa hay hợp kim nhôm nhựa như mica và alu. Chính vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất điều này, hầu như (nhưng không phải là tất cả) các loại biển bằng tôn trước khi đi vào gia công thành sản phẩm hoàn thiện đều trải qua bước sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện là kiểu sơn phủ dạng bột (có thể tạo màu). Lớp “bột” này tích điện dương, còn vật liệu được tích điện âm để chúng có thể gắn kết và tạo ra độ bền cho bề mặt được sơn phủ. Nó cũng giúp cho vật liệu được sơn tránh được những tác động (hoặc hạn chế) từ những yếu tố bên ngoài môi trường như không khí, độ ẩm, nhiệt độ.
Sơn tĩnh điện cũng chính là cách tạo màu phổ biến cho tấm tôn, để có thể tạo ra những tấm biển chỉ dẫn, biển báo có màu sắc phong phú hơn. Sự dễ bị ô xi hóa của sắt thép chính là điều khiến cho việc sơn một tấm tôn theo cách thông thường (mà không phải là sơn tĩnh điện) dễ đi đến việc “tiền mất tật mang”.
Hầu hết các loại biển báo giao thông, biển chỉ dẫn dù có decal phản quang nhưng vẫn trải qua công đoạn sơn tĩnh điện. Nhất là những bộ chữ nổi cỡ lớn cần tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và lắp đặt trên cao thì lại càng cần đến bước sơn tĩnh điện. Điều quan trọng nhất chính là tạo ra độ bền cho chúng.
Xem thêm: Dịch vụ làm biển chỉ dẫn, biển báo của Đức Kiên AD.